Giỏ hàng

CÁCH GIẢM CĂNG THẲNG KHI MANG THAI

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ bị thay đổi từ bên trong lẫn bên ngoài khiến họ dễ bị lo lắng quá mức. Bên cạnh đó, những yếu tố áp lực công việc, vấn đề tài chính, tình trạng sức khỏe bản thân,…cũng khiến cho nhiều mẹ bầu rơi vào tình trạng stress kéo dài.

Mang thai là giai đoạn có rất nhiều thay đổi quan trọng đối với người mẹ cả về mặt thể chất lẫn tâm lý, tinh thần. Nguyên nhân không chỉ là sự thay đổi về hormone trong cơ thể mà còn cả sự lo lắng, vui buồn chuyện gia đình, công ty, xã hội…cùng ập đến, nên tâm lý của các mẹ bầu có nhiều thay đổi, thường nhạy cảm hơn và dễ bị stress. 
 
Vậy làm thế nào để khắc phục và giảm thiểu tình trạng này, hãy cùng Gia Phú Baby tìm hiểu trong bài chia sẻ dưới đây nhé! 

I. Nguyên nhân gây ra căng thẳng trong thai kỳ?

Nguyên nhân gây căng thẳng sẽ khác nhau đối với từng phụ nữ, nhưng đây là một số nguyên nhân phổ biến khi mang thai:

  • Cơ thể mệt mỏi do buồn nôn, táo bón hoặc đau lưng.
  • Hormone thay đổi khiến tâm trạng của mẹ bầu thay đổi
  • Lo lắng về quá trình chuyển dạ hoặc cách chăm sóc em bé
  • Căng thẳng trong công việc
  • Cuộc sống bận rộn
  • Bạo lực gia đình

cach-giam-stress-khi-mang-thai

 

II. Tác hại của căng thẳng trong thai kỳ

Thiếu oxy máu

Mẹ mang thai bị stress dễ làm thiếu oxy máu của thai nhi, ảnh hưởng tới các thành tố hóa học của máu và dinh dưỡng thai nhi có thê gây ra các dị tật ở thai nhi.

Ảnh hưởng tâm lý thai nhi

Mẹ mang thai bị stress dễ có tâm lý tức giận, oán ghét cái thai, từ đó tình cảm mẹ con đã có những rạn nứt. Nhiều nhà tâm lý học cho rằng quan hệ tình cảm mẹ con thời kỳ đầu sẽ ảnh hưởng tới cá tính và hành vi cũng như sự hoàn chỉnh tâm lý của đứa trẻ.

Thai nhi có nguy cơ tăng động

Đánh giá hành vi của trẻ được sinh ra từ các mẹ có độ căng thẳng liên tục, chuyên gia phát hiện thấy các trẻ này tăng động quá mức, gần giống với chứng tăng động giảm chú ý.

Người ta cho rằng khi mẹ căng thẳng, lượng hormone cortisol và dolpamine trong máu sẽ gia tăng. Các chất này đi qua nhau thai làm nồng độ cortisol và dopamine ở những trẻ này tăng cao hơn so với trẻ bình thường khác. Mẹ mang thai bị stress dễ có tâm lý tức giận, oán ghét cái thai, từ đó tình cảm mẹ con đã có những rạn nứt.

Ngoài ra còn gây nên các trường hợp như:

  • Bé tự kỷ
  • Chậm nói
  • Giảm khả năng học tập
  • Nguy cơ mắc bệnh tim
  • Còi xương, khó phát triển

cach-giam-cang-thang-khi-mang-thai

 

III. Cách giải quyết, giảm thiểu tình trạng căng thẳng

1. Sự quan tâm từ gia đình người thân

Để giảm bớt căng thẳng khi mang thai, các mẹ bầu hãy chủ động hơn trong việc chia sẻ, tâm sự với gia đình. Thay vì cố gắng giữ mãi những cảm xúc tiêu cực trong lòng, hãy cởi mở hơn trong việc tâm sự và chia sẻ với chồng, bạn bè và người thân.

Những người bên cạnh sẽ tiếp thêm rất nhiều động lực, đặc biệt những lời khuyên hữu ích từ cha mẹ hoặc những người đã từng có kinh nghiệm là một một điều rất cần thiết với bất kì mẹ bầu nào để giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Mẹ bầu không nên giấu cảm xúc. Hãy thoải mái chia sẻ tình cảm dù vui hay buồn với những người thân và bạn bè. Nếu những cảm xúc không được giải tỏa ngay sẽ dần dần dẫn đến căng thẳng, áp lực cho thai phụ. 
 

2. Giữ lối sống lành mạnh

Giữ lối sống lành mạnh, sống khoa học. Ăn uống cân bằng dưỡng chất, ngủ đủ giấc, không nên thức khuya để có đủ sức khỏe nuôi dưỡng thai nhi, phòng nguy cơ stress. 

Luôn hướng về những điều tích cực, chuẩn bị những kiến thức tốt nhất để chăm sóc thai nhi, đảm bảo một chế độ tốt nhất cho thai nhi phát triển. Mẹ bầu có thể tìm hiểu kiến thức về thai nghén thông qua các cuốn sách hoặc tham khảo thông tin trên những website về sức khỏe bà bầu, hay cũng có thể chia sẻ với những người đã có kinh nghiệm để giúp bạn vững vàng tâm lý hơn nếu có rắc rối xảy ra trong thai kỳ.

cach-giam-cang-thang-khi-mang-thai

 

Có thể mẹ quan tâm: BẬT MÍ BÍ QUYẾT GIỮ DÁNG ĐẸP KHI MANG THAI CHO CÁC MẸ BẦU

3. Luyện tập thể dục thể thao phù hợp

Tập thể dục giúp cơ thể giải phóng endorphin. Chất này có khả năng cải thiện tâm trạng, thậm chí làm giảm các triệu chứng trầm cảm và lo lắng. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên giúp ngủ ngon hơn, từ đó giúp giảm căng thẳng hiệu quả.

Tập thể dục an toàn rất được khuyến khích trong thời kỳ mang thai. Các mẹ bầu có thể tập những bài thể dục an toàn như khiêu vũbơi lội hay thể dục nhịp điệu. Bơi lội là một lựa chọn tuyệt vời vì nó không gây quá sức cho các khớp, ngoài ra còn giúp cơ thể trở nên săn chắc.

Tập yoga cũng giúp cải thiện giấc ngủ, giảm thiểu lo lắng, tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt, đồng thời giảm đau lưng dưới khi mang thai.

4. Bổ sung nước hoa quả, dinh dưỡng hàng ngày

Khi mệt mỏi, bạn hãy bổ sung ngay cho mình một cốc nước ép hoa quả, đây là cách tuyệt vời để giúp bạn tăng năng lượng nhanh và chất lượng. Trái cây tươi rất ngon và giàu dinh dưỡng đối với mẹ bầu. Bên cạnh đó, bạn đừng quên uống nước. Hãy uống ít nhất 1,5 lít nước một ngày tương đương với 10 ly nhỏ để cơ thể cung cấp đủ nước cho cơ thể.

5. Ngủ đủ giấc

Bà bầu nên luyện cho mình thói quen lành mạnh trước khi đi ngủ: uống nước hoặc một ly sữa ấm, nghe nhạc nhẹ nhàng. Biến phòng ngủ của bạn thành một khu vực chỉ để ngủ. Bạn cần di chuyển máy tính và tivi, điện thoại đến khu vực khác. Khoa học đã chứng minh rằng khi ngủ trong không gian hẹp chứa những đồ điện tử như thế dễ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bạn.

 

cach-giam-cang-thang-khi-mang-thai

 

6. Nghỉ ngơi hợp lý và để tinh thần luôn được thoải mái

Trong trường hợp gặp phải những vấn đề tâm lý khiến bản thân lo lắng quá mức mà không giải tỏa được, bạn có thể tới gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn thêm. 

Theo các chuyên gia, các mẹ bầu cần biết rằng, giai đoạn mang thai thời điểm lý tưởng để bạn giảm bớt những “gánh nặng” không cần thiết. Thai phụ nên coi việc nghỉ ngơi là hàng đầu. Trong những trường hợp cần thiết, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ từ người chồng, gia đình và bạn bè, đồng nghiệp. Hãy cắt giảm bớt việc nhà để nghỉ ngơi, đọc sách. 

7. Tham gia các lớp học tâm lý

Việc tham gia các lớp học tâm lý có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần của các mẹ bầu. Tại những lớp học này, các mẹ bầu sẽ được cung cấp rất nhiều kiến thức bổ ích cho thời kỳ mang thai, cũng như nền tảng vững chắc cho việc chăm sóc con nhỏ sau này.

Ngoài ra, tại lớp học tâm lý, các mẹ bầu có thể gặp gỡ nhiều bà mẹ có hoàn cảnh giống với mình, cùng nhau tâm sự, chia sẻ về những nỗi lo lắng, phiền muộn của bản thân. Điều này giúp cho tâm trạng được cải thiện và nhờ đó mà trạng thái stress cũng sẽ dần thuyên giảm.

8. Lên kế hoạch cho ngày sinh

Quá trình vượt cạn của mỗi phụ nữ không giống nhau, do đó sẽ có sự khác nhau trong kế hoạch sinh nở của mỗi người. Dù thực tế có thể xảy ra không theo kế hoạch, nhưng các mẹ vẫn nên hoạch định trong đầu về những điều mình sắp trải qua.

Những câu hỏi như: Mình sẽ sinh ở bệnh viện nào? Bác sĩ nào đỡ đẻ cho mình? Ai là người đưa mình đi sinh? Cách tự chăm sóc bản thân và con sau khi sinh?... cần được trả lời cụ thể để giúp các mẹ không thấy bỡ ngỡ khi chúng thực sự xảy đến, điều này giúp cho các mẹ bầu cảm thấy giảm căng thẳng và lo lắng trước ngày sinh.

cach-giam-cang-thang-khi-mang-thai

IV. Tổng kết

Với các phương pháp giúp bà bầu giảm stress kể trên,Gia Phú BaBy hy vọng các mẹ bầu sẽ có được một chế độ chăm sócbản thân tốt nhất. Để có thể chuẩn bị một tinh thần thư thái nhất cho ngày vượt cạn đón chào con yêu.

Nếu các ba mẹ vẫn đang tìm hiểu về các sản phẩm, đồ sung đi sinh, máy hút sữa, tiệt trùng sữa...Đừng ngần ngại, hãy nhấc máy lên và gọi ngay cho Gia Phú Baby để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất