Giỏ hàng

TOP NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN LÀM TRƯỚC KHI SINH EM BÉ

Chuẩn bị sinh con là vấn đề quan trọng không kém chăm sóc 9 tháng 10 ngày thai kỳ của bạn. Khi ngày dự sinh đã cận kề cũng là lúc bạn lên danh sách những điều cần làm để đón con yêu chào đời. Việc chuẩn bị trước khi sinh chu đáo sẽ tạo tiền đề cho hành trình vượt cạn suôn sẻ và bạn không cảm thấy bỡ ngỡ với giai đoạn hậu sản, chăm sóc bé trong những tháng đầu đời. Bằng kinh nghiệm qua 3 lần sinh nở, hôm nay hãy cùng Gia Phú BaBy chia sẻ về những điều mẹ cần làm trước khi sinh em bé để các chị em phụ nữ có thể chuẩn bị tốt nhất cho ngày con chào đời nhé!

I. Lập kế hoạch sinh con

Hành trình vượt cạn của mỗi phụ nữ không giống nhau, nên kế hoạch sinh nở chắc chắn sẽ khác nhau ở mỗi người. Dù mọi việc trên thực tế có thể diễn ra không theo kế hoạch, nhưng bạn vẫn nên hoạch định trong đầu về những gì mình sắp trải qua. Mình sẽ sinh bé ở đâu, bác sĩ nào đỡ sinh cho mình, ai đưa mình đi sinh, cách chăm sóc bản thân và em bé sau sinh thế nào…? Tất cả những câu hỏi đó cần được trả lời chi tiết để giúp bạn không cảm thấy bỡ ngỡ khi chúng thực sự xảy đến. 

1. Tính ngày sinh con

Để tính tuổi thai bác sĩ dựa vào siêu âm, đo chiều cao tử cung, thời điểm thai cử động và tim thai…. Tuy nhiên để việc chuẩn bị trước khi sinh thuận lợi, chị em cũng có thể tự dự đoán được ngày sinh với một số cách đơn giản: Quy tắc 9 tháng 10 ngày Lấy ngày đầu kỳ kinh cuối cùng, đếm đến tháng thứ 9 rồi cộng thêm 10 ngày Ví dụ: ngày đầu chu kỳ kinh cuối của bạn là 1/3/2013 thì dự kiến sinh ngày 11/12/2013 Đếm tuần thai Chu kỳ mang thai thường là 280 ngày = 40 tuần. 

Bạn lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng, đánh dấu vào lịch, xem nó vào ngày thứ mấy trong tuần (ví dụ thứ 5 chẳng hạn). Sau đó đếm đủ 40 cái thứ 5 đó là ngày dự sinh. Ví dụ: ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối là 10-6, vậy bạn sẽ sinh vào ngày 17 – 3 năm sau. Biết trước ngày sinh bé rất cần thiết để bà bầu chuẩn bị. Tuy nhiên thời gian có thể sớm hoặc trễ hơn 2 tuần so với ngày dự kiến sinh, vì việc mang thai bình thường có thể thay đổi từ 38 đến 42 tuần.

 

nhung-dieu-me-can-lam-truoc-khi-sinh-con

 

2. Xin nghỉ thai sản

Thường các mẹ bầu có tâm lý sẽ đi làm tới ngày lâm bồn để có nhiều thời gian chăm sóc con sau khi bé chào đời. Điều này không nên vì trước khi sinh mẹ bầu cần được nghỉ ngơi, thư giãn, soạn đồ đạc sẵn sàng… để chuẩn bị tới bệnh viện. Tốt nhất bạn nên xin nghỉ trước ngày dự sinh 1-2 tuần để chuẩn bị sinh con tốt nhất.

3. Tham gia lớp học tiền sản

Tham gia lớp học tiền sản là một việc khá hữu ích dành cho các cặp bố mẹ. Tại lớp học, bạn sẽ được truyền đạt kinh nghiệm về cơn chuyển dạ, hướng dẫn cách thở khi sinh, nhận biết khi nào cần nhập viện…Các mẹ nên rủ các ông bố tham gia, vì anh ấy sẽ được học cách chăm sóc vợ và em bé trong suốt thai kỳ cũng như giai đoạn hậu sản.

Sau khi được trang bị kiến thức sinh nở vững vàng từ lớp học tiền sản, vợ chồng bạn sẽ giảm bớt nỗi lo để sẵn sàng bước sang một chặng đường mới: chặng đường làm cha mẹ đầy thú vị.

nhung-dieu-me-can-lam-truoc-khi-sinh-con

 

4. Cùng chồng lên kế hoạch tài chính 

Sẽ có rất nhiều khoản vợ chồng bạn phải chi tiêu trong thời gian tới, mặt khác khoản lương của bạn có thể ít đi trong thời gian nghỉ thai sản. Hãy cùng chồng lên kế hoạch tài chính nuôi con cụ thể về những khoản chi tiêu để bạn chủ động và yên tâm hơn về tài chính trước khi sinh.

5. Lựa chọn hình thức sinh 

Nếu thực hiện siêu âm, thăm khám, xét nghiệm đầy đủ trong cả ba tam cá nguyệt, bạn có thể xác định mình sẽ sinh thường hay sinh mổ. Thông thường, sinh qua đường âm đạo sẽ an toàn cho em bé. Tuy nhiên, trong một số trường hợp (chuyển dạ kéo dài, em bé quá lớn so với tuổi thai…), việc sinh thường sẽ dẫn tới những biến chứng nhẹ (chẳng hạn như nhiễm trùng, rách tầng sinh môn…). Những biến chứng này có thể được khắc phục vài tuần sau khi sinh. Trong trường hợp rủi ro nhiều hơn so với lợi ích liên quan đến sinh ngả âm đạo, các bác sĩ sẽ đề nghị bạn sinh mổ.

Nếu bạn muốn sinh thường nhưng bác sĩ đề nghị sinh mổ do vị trí của em bé không thuận lợi (ngôi mông) hoặc thai kỳ của bạn tiềm ẩn một số nguy cơ khác, hãy nghe theo lời khuyên của bác sĩ. Ngược lại, nếu bạn muốn mổ lấy thai trong khi hoàn toàn có thể sinh thường, hãy để bác sĩ quyết định hình thức sinh cho mình. Dù lựa chọn cuối cùng là gì, mục tiêu là phải đảm bảo sức khỏe cũng như sự an toàn cho cả mẹ và bé.

nhung-dieu-me-can-lam-truoc-khi-sinh-con

 

6. Tập thể dục nhẹ nhàng

Việc tập thể dụng nhẹ nhàng cũng mang lại khá nhiều hiệu quả cho các mẹ chuẩn bị sinh. Bởi duy trì thể lực tốt sẽ giúp các mẹ có cơ thể khỏe mạnh để vượt cạn. Quá trình sinh nở sẽ mất rất nhiều sức, nên nếu có thể hay duy trì vận động nhẹ nhàng hàng ngày để giúp giảm nguy cơ biến chứng trong thai kỳ cũng như trong lúc sinh nở, đồng thời giảm bớt cảm giác khó chịu khi mang thai.

Bạn cần chọn hình thức vận động phù hợp với tuổi thai và thể trạng của mình. Một số gợi ý cho bạn là đi bộ, bơi lội, yoga, khiêu vũ; tránh các bài tập yêu cầu bạn nằm ngửa, các bài tập có nguy cơ khiến bạn bị ngã và những bộ môn có thể khiến bạn bị thương. Trong lúc tập, hãy nghỉ giải lao mỗi khi bạn thấy hụt hơi, và nhớ uống nhiều nước cả trước và sau khi tập thể dục.

nhung-dieu-me-can-lam-truoc-khi-sinh-con

 

7. Chuẩn bị tâm lý đi sinh

Chuyển dạ là một trải nghiệm tuyệt vời, tuy đau đớn nhưng lại là khoảnh khắc khó quên của các bà mẹ. Để vượt qua quá trình chuyển dạ kéo dài 8 – 10 giờ, đôi lúc tới vài ngày, đòi hỏi mẹ phải có đủ sức khỏe và tinh thần. Vì thế càng cận kề ngày sinh, bạn càng cần chuẩn bị tâm lý để không bỡ ngỡ với những gì sắp trải qua. Đây là tiền đề để phòng tránh tình trạng trầm cảm sau sinh mà nhiều sản phụ gặp phải. Nếu được, hãy tham khảo kinh nghiệm của người đi trước về cơn gò chuyển dạ, cách đối phó và vượt qua cơn đau.

Bên cạnh đó, đừng quên bạn sắp bước sang giai đoạn làm mẹ. Việc chăm sóc một đứa trẻ sẽ chiếm gần hết thời gian và tâm trí của bạn. Cuộc sống vợ chồng bạn gần như đảo lộn hoàn toàn. Nếu không chuẩn bị kỹ về tâm lý, bạn rất dễ rơi vào trạng thái lo lắng, thậm chí trầm cảm sau sinh. Nếu cảm thấy khó lòng xoay xở một mình, bạn có thể nhờ sự trợ giúp của người thân trong vài tháng đầu sau sinh. 

8. Chuẩn bị đồ dùng trước sinh

Hầu như mẹ bầu nào cũng háo hức khi được tự tay chọn đồ cho con yêu. Thế nhưng, bạn chỉ cần mua vừa đủ dùng vì trẻ lớn rất nhanh, sắm quá nhiều sẽ gây ra lãng phí.

Những vật dụng cần thiết trong túi đồ đi sinh của mẹ là tã giấy/tã vải, áo sơ sinh, bình sữa, khăn sữa, bao tay, bao chân, chăn, khăn tắm… Khi bé về nhà, bạn cần trang bị thêm nôi, chậu tắm bé, gel tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh, máy hút sữa…  Hoặc đơn giản hơn, nếu các bố mẹ nào có điều kiện có thể tham khảo combo sơ sinh tại cửa hàng để tiết kiệm thời gian chọn lựa.

 

nhung-dieu-me-can-lam-truoc-khi-sinh-con

 

9. Tìm hiểu chính sách thai sản của công ty

Một việc rất quan trọng mà không ít thai phụ bỏ qua, đó là tìm hiểu chính sách thai sản của công ty trước khi nghỉ sinh. Việc làm này giúp bạn biết được mình được nghỉ chăm bé trong bao lâu, có được nhận một phần lương trong thời gian nghỉ hay không, thủ tục nhận tiền thai sản thế nào… Ngoài ra, chồng bạn cũng được hưởng chế độ thai sản (nghỉ từ 5 đến 14 ngày làm việc) để phụ bạn chăm con.

10. Tìm hiểu kiến thức chăm sóc hậu sản

Thời kỳ hậu sản được tính là 6 tuần đầu tiên sau khi sinh con. Đây là khoảng thời gian để cơ thể mẹ hồi phục và trở lại bình thường. Vì thế, bạn cần biết cách tự chăm sóc bản thân trong giai đoạn này để phòng ngừa những biến chứng hậu sản có thể xảy đến, chẳng hạn như bế sản dịch, nhiễm khuẩn tầng sinh môn, nhiễm khuẩn huyết, viêm tĩnh mạch… Bạn sẽ được khuyên nghỉ ngơi nhiều, có chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục nhẹ nhàng… Hãy nhờ tới sự trợ giúp của người thân khi mệt mỏi để cơ thể có điều kiện hồi phục tốt.

11. Nhận biết dấu hiệu chuyển dạ

Sắp đến ngày sinh bà bầu thường có các dấu hiệu chuyển dạ: cảm giác sa bụng (không thấy rốn), đi tiểu nhiều lần trong ngày, vùng lưng dưới có cảm giác đau, dây chằng ở xương chậu và tử cung căng ra. Có thể xuất hiện dịch âm đạo màu trắng đục giống lòng trắng trứng gà hoặc chất nhầy màu hồng.

Khi có dấu hiệu chuyển dạ bạn nên nhờ người thân đưa đến bệnh viện để tiện cho bác sĩ theo dõi, chăm sóc. Hãy hít thở thật sâu và làm theo những gì bác sĩ hướng dẫn, chắc chắn bạn sẽ làm tốt mọi thứ và trở thành một bà mẹ tuyệt vời.

 

nhung-dieu-me-can-lam-truoc-khi-sinh-con

12. Đặt tên cho con

Hẳn là từ khi biết tin mình mang thai, trong đầu bạn đã hiện lên vô số tên hay để đặt cho thiên thần nhỏ. Một cái tên hay, đẹp và có ý nghĩa sẽ khiến cho con đường công danh sự nghiệp của bé sau này diễn ra một cách thuận lợi và xán lạn. Việc cùng thảo luận để chọn tên cho bé còn giúp gắn kết tình cảm giữa bạn và chồng, giữa vợ chồng bạn và bố mẹ hai bên. 

13. Hãy thư giãn để chuẩn bị trước khi sinh

Lo lắng, sợ hãi, vội vàng đều ảnh hưởng không tốt đến mẹ và bé. Khi chuẩn bị sinh con , bạn cần tạo cho mình một cảm giác thoải mái, vui vẻ bằng cách:

  • Xem bộ phim mà bạn yêu thích hay nghe một bản nhạc nhẹ nhàng, du dương
  • Đi Spa hoặc nhờ chồng massage tại nhà nếu bạn làm biếng ra ngoài
  • Tập thể dục với những động tác nhẹ nhàng
  • Trò chuyện cùng người thân
  • Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe vì khi đến phòng sinh, bạn sẽ không có thời gian nghỉ ngơi cộng với quá trình sinh nở cũng rất mất sức.

14. Lập kế hoạch chăm con sau khi xuất viện

Khoảng thời gian đầu sau sinh là giai đoạn khó khăn vì vừa phải chăm bé, vừa tranh thủ nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi. Cho nên, bạn cần lên kế hoạch cụ thể về việc phân chia thời gian ngủ nghỉ – chăm con hợp lý. Bạn cũng cần biết ai sẽ hỗ trợ mình trong giai đoạn này, họ sẽ giúp bạn làm những gì… Việc lên kế hoạch chi tiết sẽ giúp bạn không bị “sốc” khi đối mặt với hàng tá việc sau khi từ bệnh viện về nhà.

Bên cạnh đó, cũng cần nghĩ tới thời điểm bạn quay trở lại công sở. Lúc này, ai sẽ thay bạn chăm sóc bé 8 giờ mỗi ngày, hay bạn phải tìm nơi để gửi bé? Hãy chọn phương án tốt nhất để yên tâm đi sinh và không phải lo lắng về quãng thời gian sau này.

 

nhung-dieu-me-can-lam-truoc-khi-sinh-con

 

II. Các giấy tờ cần chuẩn bị khi sinh con 

Với tiêu chí không đầy nhưng phải đủ, các mẹ cần cân nhắc thật kỹ xem mang món nào, bỏ món nào để “hành trang đi sinh” của mình thật gọn gàng khi vào viện. Lúc chuyển dạ, đa số mọi người dù đã chuẩn bị tinh thần nhưng vẫn không tránh được trạng thái mất bình tĩnh, cuống quýt, vậy nên để không phải bị động, bạn nên chuẩn bị những nhóm đồ dùng sau đây từ trước ngày dự sinh khoảng 1 tháng và gói gọn gàng trong một chiếc túi hay chiếc làn nhựa.

1. Giấy tờ và hồ sơ cần thiết trong hành trang đi sinh

  • Sổ khám thai, các phiếu siêu âm, X quang, ECG (nếu có) và các phiếu xét nghiệm trong thời kỳ mang thai (khám tại bệnh viện hoặc các nơi khác).
  • Sổ hộ khẩu bản chính và bản photocopy
  • Chứng minh thư dân dân/thẻ căn cước bản chính và bản photocopy
  • Thẻ bảo hiểm (có dán ảnh) bản chính và bản photocopy
  • Thẻ gia hạn BHYT (không dán ảnh) bản chính và bản photocopy

Toàn bộ hồ sơ khám thai mẹ cần sắp xếp thứ tự, từ đầu thai kỳ đến cuối thai kỳ, được để trong túi hồ sơ, mẹ phải mang đi. Cần photo giấy chứng minh nhân dân của mẹ, sổ hộ khẩu thường trú có tên mẹ, giấy bảo hiểm y tế, giấy bảo hiểm của các công ty chỉ trả viện phí cho mẹ, mẹ cần mang đi khi sinh.

2. Lựa chọn bệnh viện để sinh con

Chọn bệnh viện nào sinh con để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con, cùng dịch vụ chăm sóc chu đáo, tận tình cũng là một vấn đề khiến mẹ bầu đau đầu. Nên tham khảo người thân hoặc bạn bè các địa chỉ bệnh viện uy tín để quá trình sinh con được diễn ra tốt nhất có thể

Sinh con là bước ngoặt đánh dấu bạn sắp bước sang một chặng đường mới, chặng đường làm mẹ đầy hạnh phúc nhưng cũng nhiều thử thách. Việc chuẩn bị chu đáo trước sinh sẽ giúp bạn trải qua quá trình “vượt cạn” nhẹ nhàng, sinh con an toàn, khỏe mạnh.

Tham khảo thêm:  CÁC LOẠI MÁY HÚT SỮA GIÁ RẺ PHỔ BIẾN  HIỆN NAY

III. Tổng kết

Trên đây là tổng hợp những kiến thức được Gia Phú BaBy chia sẻ lại, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vong thông qua sẽ giúp các ba mẹ có thể kiến thức trong quá trình sinh con.
 
Ngoài ra, nếu các mẹ muốn tư vấn về combo sơ sinh, các dòng máy hâm sữa, tiệt trùng sữa, máy hút sữa, quần áo, bỉm, tã, sữa cho mẹ và bé, sữa bầu...vui lòng liên hệ trực tiếp số hotline để được tư vấn cụ thể